Monday, January 7, 2013

Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh

Anh Lê Đình Chinh tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đã hy sinh ngày 25/8/1978. Anh là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo, Anh đã quên thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân và tổ quốc.
Ngay sau khi anh hy sinh, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng anh huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; đồng thời phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh". Ngày 30- 8- 1978, liệt sĩ Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".  Và Nhạc sĩ Phạm Tuyên! đã sáng tác ca khúc "Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh" nhằm khuyến khích thế hệ trẻ noi gương theo, đồng thời ca ngợi về Anh.
 Ngày 6/1/2012 các cơ quan Nhà nước cùng gia đình đã đưa Anh về và an táng tại quê nhà (Hàm Rồng, Thanh Hóa).
Sự kiện này, các báo trong nước đã đồng loạt đưa tin. Tiếc thay rất hiếm bài báo nói lên sự thật anh đã hy sinh như thế nào. Báo Dân trí, Thanh niên, Tiền phong, Pháp luật... đưa tin "anh Lê Đình Chinh đã hy sinh khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược từ bên kia biên giới" hay bị "côn đồ" sát hại .v.v.
 Một tấm ơng rạng ngời như vậy, sao các báo chí thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà ớc Việt Nam dùng những từ ngthiếu văn hóa, không tôn trọng người đã hy sinh để các nhà báo cầm được cây bút ngày hôm nay? Các nhà báo sao không nói thẳng ra và nêu đích danh kẻ thù xâm lược Trung Quốc? Hay đã bị bọn Trung Hoa mua chuộc hay là "..." ? Những nhà báo đưa tin sự kiện này hãy xem lại đạo đức nghề nghiệp của mình, đừng làm ô danh những nhà báo chân chính.
Câu trả lời xin liên hệ Ban tuyên giáo Trung Ương và người trong cuộc.

Sunday, January 6, 2013

Nhìn Lại Vụ Án "Kỳ Án Vườn Mít"

Vụ án xét xử một nam thanh niên được cơ quan điều tra gọi là hiếp dâm trẻ em và giết người xảy ra ở tỉnh Bình Phước, Việt Nam cách đây gần 10 năm, đã xét xử qua nhiều quan tòa từ sơ thẩm tới phúc thẩm, từ tòa án tới tòa án tối cao. Có Hội đồng xét xử tuyên án là tử hình, có hội đồng tuyên án là trắng án, và Hội đồng xét xử gần đây nhất tuyên án là tù chung thân. Tính chất của vụ án này như thế nào, vì sao các đài, báo đăng tin gọi là kỳ án?

Wednesday, January 2, 2013

Sai phạm của những ông "mặt bự (lớn)"

TTO 
Theo TTO, kỳ họp thứ 17 Ủy ban kiểm tra TW, đã kỷ luật một số gương mặt lãnh đạo do bị sai phạm trong công tác điều hành, thiếu trách nhiệm, làm trái và vi phạm những quy định của Đảng và Nhà nước.

Ông Nguyễn Huy Ban trong thời gian là bí thư ban cán sự Đảng, tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã không chỉ đạo, thực hiện việc bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của ban cán sự Đảng cho phù hợp, không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế làm việc của ban cán sự Đảng và các quy định về quản lý nhà nước trong việc ký cho vay hoặc điều chỉnh lãi suất khi gia hạn, hợp đồng cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, cho vay không đúng đối tượng.

Còn ông Lê Bạch Hồng, với cương vị là bí thư ban cán sự Đảng, tổng giám đốc đã không chỉ đạo, đề xuất báo cáo ban cán sự Đảng thực hiện việc bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của ban cán sự Đảng cho phù hợp chức năng nhiệm vụ; không chấp hành đúng quy chế làm việc của ban cán sự Đảng; thông báo số kết dư quỹ bảo hiểm y tế năm 2010 không đúng chế độ quản lý tài chính; chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc cho vay tiền không đúng.

Khiển trách ban thường vụ Đảng ủy Vinalines

ông Nguyễn Cảnh Việt - ủy viên ban thường vụ, tổng giám đốc Vinalines - bị xác định có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, cần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc.
....

Các vị có "mặt lớn" khi vi phạm thì chỉ phê bình, khiển trách hoặc kỷ luật, còn những thiệt hại, hậu quả để lại do nhưng sai phạm gây ra thì không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Làm "mặt lớn" thực là sung sướng!

Đất nước có luật pháp sao không áp dụng cho những đối tượng "mặt lớn" mafchir áp dụng cho thường dân? có còn công bằng nửa không? Câu trả lời chỉ có người đứng đầu mới biết rõ.